QUAN TÂM SỨC KHỎE CỦA GIA ĐÌNH BẠN - NHẬN NGAY ƯU ĐÃI HẤP DẪN

Ngâm chân

1. Quan hệ giữa chân và cơ thể

 

Theo nhận thức của Y học hiện đại

  • Về mặt huyết học

Tim là một cơ sở đảm bảo hoạt động cho hệ thống huyết dịch trong cơ thể. Chân là nơi xa tim nhất, phải chịu sức nặng của cơ thể. Máu xuống chân thì dễ, máu ngược lên từ chân về tim thì khó. Khi có lượng máu tích tụ nhiều ở tĩnh mạch, tổ chức hạ chi bị áp lực cao, cần phải dựa thêm vào tác dụng co bóp của hệ cơ hạ chi ép vào mạch máu hỗ trợ cho tim làm cho máu trong tĩnh mạch chảy về tim dễ hơn. Đã có ý kiến cho rằng hai chân là "trái tim thứ hai" của cơ thể.

Nếu một người cả ngày ngồi mãi, hoặc đứng mãi không vận động sẽ cảm thấy đôi chân khó cử động, bị tê dại, thâm chí còn sinh ra sưng phù, người bị nặng hơn còn có thể làm cho tĩnh mạch chân bị tắc, rất nguy hiểm. Điều này do là khi không hoạt động, hệ cơ ở chân co lại, máu ít được co bóp, làm cho lượng máu về tim ít, dinh dưỡng ở hạ chị bị giảm sút, dẫn tới hậu quả là sự trao đổi chất kém. Vòng tuần hoàn máu ở hạ chi không tốt, có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể, dẫn đến các bệnh khác phát sinh. nếu như hằng ngày chúng ta vận động đều đặn sẽ tạo cho tuần hoàn máu tốt hơn, giảm nhẹ gánh nặng cho tim. Khi hai chân co rút, vận động sẽ trở thành một cái bơm hỗ trợ cho tim. Vì vậy, chân có chức năng như "quả tim thứ hai" của cơ thể.

  • Về mặt thần kinh

Y học đã chứng minh, ở bàn chân dày đặc hệ thống đầu mút thần kinh, mà bàn chân là bộ phận da không có lông, nên rất nhạy cảm với mọi tác động. Ở hai bàn chân có tới 62 khu phản xạ thần kinh, tập trung rất nhiều đầu dây thần kinh và huyệt vị liên quan tới toàn cơ thể. Khi hai chân hoạt động, không ngừng tác dụng vào mặt đáy gan bàn chân, những tác đồng này phản xạ và não, sinh ra tác dụng điều tiết công năng của não, thông qua trung khu thần kinh, sẽ điều tiết gián tiếp công năng nội tạng, rất có ý nghĩa với việc giữ gìn sức khoẻ nên nó cũng quan trọng như quả tim vậy. Đây cũng là lý do thứ hai để gọi hai chân cũng là quả tim thứ hai.

Tóm lại, giữa chân và thân kinh trong khu đại não có một mối quan hệ mật thiết, có thể hỗ trợ, điều tiết lẫn nhau.

  • Về mặt miễn dịch

Tục ngữ nói rằng: “Hàn tòng cước khởi”. Điều này đúng bởi vì chân ở xa tim, nhiệt độ trung bình thường thấp hơn nửa người trên, nếu như không chú ý giữ nhiệt độ ấm, hoặc đổ khí lạnh xâm nhập vào, khí ôn hạ xuóng, khí lạnh sẽ từ từ xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng biểu hiện là dẫn đến mao mạch trong huyết quản co lại, các niêm mạc trong đường hô hấp hoạt động chậm đi, sức đề kháng giảm sút, từ đó dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể sinh ra các chứng bệnh khác nhau. Mùa đông lạnh giá tỷ lệ phát bệnh về hệ thống hô hấp cũng tăng lên, nên có thể nói, chân và hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng có mối quan hệ mật thiết.

2. Ngâm chân có tác dụng gì?

Giàu có thì uống thuốc bổ, nghèo khó thì ngâm chân. Điều này có nghĩa ngâm chân không khác gì thuốc bổ.

Ngâm chân thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, mỗi ngày hít thở và ăn uống đều tích vào cơ thể lượng chất độc khó đào thải qua bài tiết, nên ngâm chân đều và tạo nên thói quen thì đường đến bệnh viện sẽ rất xa.

  •  Làm sạch da

Dùng nước nóng ngâm chân làm cho biểu bì da mềm mại, làm cho da sạch, đặc biệt là làm sạch ở kẽ ngón chân, người ngâm cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhõm. Những người bị bệnh ngoài da như nấm, mắt gà, mẩn ngứa... ngâm chân nước nóng sẽ làm sạch da, mềm da, tăng khả năng trao đổi chất của da, vi khuẩn bị mất chỗ ký sinh.

  • Thông mạch máu

Khi ngâm chân nước ấm, các mao mạch nở ra, máu hoạt động nhanh hơn, nhiều hơn. Thực tiễn ngâm chân cho thấy, khi nhiệt độ ngâm 440C thì lượng máu có thể tăng lên tới 3,5 lần, vì vậy ngâm chân rất có ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn máu. Việc nâng cao hoạt động của hệ tuần hoàn máu có lợi cho việc cải thiện tổ chức da, dinh dưỡng và trao đổi chất, nhanh chóng thải các chất độc ra ngoài, duy trì khả năng sức khoẻ.

  • Giảm thiểu mức kết mỡ trong máu

Có một số người (đặc biệt là người béo và người già), độ kết dính máu khá cao, lưu thông chậm, đối với những người ít hoạt động mà có độ kết dính mỡ máu cao, ban đêm khi ngủ hay có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, thần thái không rõ ràng, thậm chí có khi còn hôn mê, cao hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Việc ngâm chân với nước nóng có tác động tới tuần hoàn máu làm giảm thấp mức độ kết dính trong máu, làm cho máu lưu động nhanh hơn, nhờ vậy mà tránh được các hiện tượng bệnh do sự trì trệ của hệ tuần hoàn gây ra.

  • Giảm co giật cơ bắp

Ngâm chân có thể giảm được sự đau đớn do co giật cơ bắp gây ra, điều này đã được thực tế chứng minh. Những nguyên nhân dẫn đến co giật cơ bắp và các khớp xương như viêm mãn tính, cấp tính, phong thấp, thấp khớp, tổn thương khớp, đau dạ dày do lạnh.v.v... nếu ngâm chân đều đặn có thể giải toả được hiện tượng co giật cơ bắp này.

  • Trấn tĩnh tinh thần

Người thường xuyên ngâm chân có một tình cảm khá ổn định và thư thái. Ban đêm, sau khi ngâm chân, ngủ ngon hơn, dễ ngủ hơn. Nhờ nước nóng tác động tới đầu mút dây thần kinh, kích thích tới thần kinh trung ương, thúc đẩy đại não có sức khống chế hơn; cho nên nhiều người dùng cách ngâm chân để trị chứng mất ngủ. Khi chất lượng giấc ngủ được cải thiện cơ thể sẽ sản xuất ra những hormone làm bạn cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, từ đó bạn có thể bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng và tăng cường sự tập trung. Một giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn giải tỏa stress cũng như cân bằng và làm chủ giữa suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

  • Tăng cường sức khỏe

Một tác dụng bất ngờ của ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ là có thể phòng bệnh. Do trong quá trình ngâm chân bạn cảm thấy thư giãn tối đa và cơ thể đưa về trạng thái cân bằng từ đó duy trì sức khỏe ổn định. Nước nóng giúp tăng lưu lượng máu xuống vùng bàn chân, giải độc cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Hơn nữa, việc ngâm chân bằng nước nóng giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu viêm và kháng khuẩn.

  • Điều trị các bệnh mạn tính

Ngâm chân bằng nước nóng thường xuyên kết hợp với bấm huyệt là phương pháp điều trị một số bệnh lý như: đái tháo đường, lạc nội mạc tử cung, các bệnh lý về cơ xương khớp.

3. Yêu cầu của dụng cụ ngâm chân?

- Tất cả các loại chậu như :

* Nhựa sẽ tản nhiệt nhanh, khi tiếp xúc với nước sôi thì nhựa sẽ là chất không tốt cho sức khỏe.

* Inox, Sứ : sẽ gây bỏng khi ngâm và khó di chuyển 

  • Chất lượng

Nếu như mua chậu ngâm thì nên mua loại chậu sản xuất chính quy của các nhà máy quốc doanh, có giám định của các cơ quan trách nhiệm nhà nước về chất lượng, không độc, không hại, giữ nhiệt và an toàn. Nếu không mua loại chậu điện thì có thể mua chậu gỗ, vì chậu gỗ giữ được nhiệt lâu hơn và an toàn hơn chậu điện. Tóm lại, bất luận dùng dụng cụ gì, cần có ba yêu cầu: Không độc hại, giữ nhiệt tốt và an toàn.

  • Độ cao

Chậu ngâm có độ cao từ 20cm trở lên, độ rộng có thể chứa đủ hai chân là được. Nếu chậu nông quá, hoặc hẹp quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ngâm chân. Khi ngâm không nên ngồi quá cao hoặc quá thấp, nên có độ cao vừa phải để tạo thế cho người ngồi thoải mái.

  • Kết cấu

Hiện tại các chậu chuyên dùng cho ngâm chân ở thị trường có loại đơn giản và có cả loại phức tạp. Ví dụ: Loại dùng điện thì tiện cho việc giữ nhiệt độ của nước một các tự động, ít phả tra thêm nước nóng rồi thử độ nóng làm cách quãng việc ngâm chân. Có nơi lại sản xuất loại chậu ở đáy có gắn thêm bộ phận mát xa chân nhằm nâng hiệu quả ngâm chân, có loại lại lắp cố định cả máy mát xa chân, kết cấu khá phức tạp. Như vậy là khi ngâm chân có cả việc mát xa chân, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tăng thêm công năng của chậu ngâm chân, làm cho người sử dụng cảm thấy tiện lợi.

 

4. Ưu điểm của phương pháp ngâm chân

  • An toàn

Ngâm chân là một biện pháp giữ sức khoẻ an toàn nhất. Có thể hiểu theo hai nghĩa: Một là, so với điều trị bằng thuốc thì đổi với nhiều người, ngoài trị liệu có tác đụng còn xảy ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là những thuốc gây ra tổn hại cho ngũ tạng, thậm chí nguy hiểm tới cả tính mạng. Thuốc tây hay xảy ra tình trạng này. Hai là, phẫu thuật ngoại khoa cũng tồn tại một số vấn đề, ví dụ sau phẫu thuật bệnh nhân hay đau đơn, có khi phải phẩu thuật vài lần. Có khi phẫu thuật xong lại gây ra những biến chứng khác về xương, như khớp bị co lại, công năng bị hạn chế, hoặc bị mất công năng hoàn toàn. Đối với người quá mẫn cảm với thuốc nhiều khi sử dụng thuốc còn nguy hiểm tới tính mạng, tê liệt hoặc có thể tử vong.v.v…Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không sử dụng các phương pháp trên mà cần phải được tư vấn chi tiết từ các bác sĩ, chuyên gia cho từng bệnh lý.

  • Không đau đớn

Sợ đau đớn là bẩm sinh của con người. Người bị bệnh nhất là trẻ em hay sợ bác sũ khi cầm kim tiêm hay đồ phẫu thuật. Đến bệnh viện cứ thấy người mặc blu trắng là sinh ra sợ hãi. Uống thuốc cũng có nỗi khổ của uống thuốc, tiêm có nỗi sợ của tiêm, phẫu có nỗi lo của phẫu. Bây giờ không phải chịu những nỗi đau khổ, sợ hãi đó mà vẫn được chữa bệnh có lẽ là việc thật tốt, là nguyện vọng của mọi người. đó là phương pháp ngâm chân, một phương pháp rất quan trọng. Có thể dự đoán rằng: trị liệu không dùng thuốc và ngâm chân chữa bệnh là một phương pháp được mọi người hoan nghênh và chú ý trong thế kỷ XX này.

  • Không có tác dụng phụ

Như trên đã nói, mỗi một loại thuốc tây đều có những tác dụng phụ không ngờ tới. Ngay cả Đông y cũng có thể xảy ra những tác dụng phụ, nhưng rất ít. Chuyên môn đã nói: “Thuốc có ba phần độc, chỉ có điều Tây y có tác dụng phụ độc rõ rệt, và nghiêm trọng hơn mà thôi.” Khi thuốc vào cơ thể, chỉ có 5% thuốc vào chỗ cần trị, còn lại 95% tản sang bộ phận khác, cho nên khả năng tác dụng phụ độc tố là rất lớn. Nhưng với ngâm chân thì tránh được việc phát sinh ra tác dụng phụ này.

  • Giá rẻ

Tuy những năm gần đây thu nhập của người dân và công chức tăng lên, những vẫn có số đông gia đình còn khó khăn về kinh tế. Chữa bệnh hiểm nghèo với thuốc đặc hiệu thì tốn kèm, khó khăn, đặc biệt với những người già, trẻ em, những người ở vùng sâu, vùng xa. Việc trả viện phí đã làm cho họ mệt mỏi. Mặt khác, tiêm thuốc ngày càng nhiều càng thêm gánh nặng cho họ. Khi xảy ra bệnh thì họ khó có thể đủ sức chữa trị, như vậy ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Khi được đánh giá về ưu thể của ngâm chân trị liệu, dư luận đã cho rằng: ngâm chân giá rẻ, hiệu quả lớn, giản tiện, dễ dàng, thực dụng, an toàn vì vậy phù hợp với mọi người.

  • Hiệu quả

Một phương pháp chữa bệnh có duy trị được hay không, có được lòng mọi ngượi hay không còn phải xem hiệu quả của nó. Nếu không có hiệu quả ai người lại lãng phí thời gian và sức lực, vật lực làm gì. Qua thực tiễn lâm sàng chứng minh: Ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hoà tạng phủ, kích thích các đầu mút thần kinh, có giá trị thực tế với sức khoẻ con người. Có một câu vè nói rất hay như thế này: Ngày xuân ngâm chân, hết sốt; Ngày hè ngâm chân hết cảm; Ngày thu ngâm chân, mát phổi; Ngày đông ngâm chân khoẻ tim”. Đây chính là sự tổng kêt của hiệu quả trị liệu bằng phương pháp ngâm chân. Phương pháp truyền thống này được lưu truyền cho tới ngày nay, trở thành một phương pháp được dư luận công nhận.

  • Tiện lợi

Khi phải chữa bệnh, nhiều người bệnh có sự mặc cảm phiền hà: tìm bác sĩ, lấy số, chờ khám, chờ kết quả, giá cả, thuốc men, kiểm tra….nghĩa là họ phải tốn rất nhiều thời gian cho cuộc khám chữa bệnh.

Nhưng đối với ngâm chân tại nhà thì ai cũng có thể làm được mà rất tiện lợi, không phiền hà tới ai, ít mất thời gian, địa điểm tuỳ ý, không cần người phục vụ…tất cả đều thuận tiện. Gần đây, người ra đã phát minh ra bồn ngâm chân lưu động bằng chất dẻo đem theo khi đi du lịch rất tiện lơi, giúp cho du khách ở đầu cũng có thể ngâm chân.

  • Dễ chịu

Trước kia chữa bệnh, người ta luôn có cảm giác đau khổ và phiền phức, vì vậy nhiều người mong rằng, có cách nào đó chữa bệnh mà không gây đau đớn. Quá trình điều trị bằng ngâm chân lại có thể đem lại sự thư giãn, dễ chịu, an toàn nên phương pháp này đã làm cho người ta có cảm giác “không ngâm không biết, hễ ngâm là luôn cảm thấy cần thiết”. Mùa đông, sau khi lao động, làm việc mệt nhọc, ngâm chân nước ấm, người ta cảm thấy dễ chịu ngay. Nước ngâm có thể có thêm chất liệu Đông y để tăng thêm hiệu quả.

 

 

5. Nhiệt độ nước ngâm chân?

 

Mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi mùa khác nhau đều có sự lựa chọn khác nhau, nhưng chung quy, độ chệnh lệch không lớn. Ở Mỹ thường dùng 43 độ C, ở Đức 45 độ C, ÚC 42 độ C, Nhật Bản 40 độ C - 42 độ C…Nhìn chung, do khí hậu từng nơi khác nhau nên nhiệt độ nước ngâm chân khác nhau, về cơ bản mức trung bình từ 38 độ C - 43 độ C, thấp nhất không nên tụt dưới 38 độ C. Ngoài ra nhiệt độ nước ngâm chân còn phụ thuộc vào thời gian ngâm chân dài hay ngắn. Ví dụ: Bệnh tim ngâm chân với nhiệt độ thấp hơn, bệnh phong cảm thì nhiệt độ lại cao hơn một chút .v.v…Bởi vì lạnh bắt đầu từ bàn chân, nếu nhiệt độ không phù hợp sẽ không có tác dụng. Khi nhiệt độ phù hợp thì làm cho kinh lạc thông, dễ dàng tán hàn, thanh nhiệt làm cho bệnh thuyên giảm. Nói tóm lại, nhiệt độ nước ngâm chân tuỳ thuộc vào sự phản ứng của từng người sau ngâm chân để xác định. Cơ sở xác định là, sau khi ngâm chân, người ta phải cảm thấy nhẹ nhàng, sức khoẻ tốt hơn, tinh thần dễ chịu hơn.

6. Thời gian ngâm chân

  • Một ngày ngâm mấy lần là phù hợp?

Điều này căn cứ và loại bệnh, sức khoẻ của người bệnh và thời gian có nhiều hay ít của người bệnh. Bình thường thi ngâm từ 1-2 lần là được.

  • Khi nào ngâm chân là phù hợp?

Trong các bài ngâm chân, thường nói tới: buổi sáng, chiều tối. Nếu ngâm 1 lần/ngày thì nên vào buổi sáng lúc 10 giờ và trước lúc đi ngủ tối. ngâm chân trước khi ngủ làm cho giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn phù hợp với câu ca là: “Sau ăn 300 bước, trước ngủ một chậu ngâm.”

  • Ngâm bao lâu là phù hợp?

Nhìn chung thời gian một lần ngâm chân khoảng 30 phút là phù hợp. Đối với một số bệnh nặng hơn thì thời gian ngâm dài hơn độ 10 phút nữa như các bệnh về khớp, phong hàn, nhức đầu do bị lạnh, đau dạ dày mãn tính,…Thời gian xếp sắp cụ thể nên căn cứ theo tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khoẻ, bệnh tình, thời tiết, tính chất công tác v.v…. để điều chỉnh cho phù hợp. TÓm lại, nếu thời gian ngâm chân thấy dễ chịu cho mình là hợp nhất..v.v…

7. Những lưu ý khi ngâm chân

  •  Chú ý vệ sinh

Việc ngâm chân nên làm ở nhà để đảm bảo vệ sinh. Ở nơi công cộng, dễ có thể bị lây nhiễm các bệnh khác vì vệ sinh ở nơi ngâm công cộng không được đảm bảo.

  • Không ngâm nhanh

Một số người hay sốt ruột, ngâm một lúc là cho xong, hoặc tuỳ tiện ngâm chân, chân không sạch, ngâm nước không nóng, nên ít có tác dụng đến hệ tuần hoàn, vì vậy mà hiệu quả ngâm chân không cao. Ngâm chân nên bình tĩnh, tỷ mỉ, làm đúng phương pháp mới có hiệu quả.

  • Tránh ngâm chân không đều đặn

Ngâm chân là chữa bệnh lâu dài nên phải kiên trì, không nên thích thì ngâm, không thích thì bỏ. Thực ra, khi làm việc căng thẳng, mệt mỏi, thì càng nên ngâm chân, sức khoẻ sẽ khôi phục nhanh hơn.

  • Trẻ em không nên ngâm chân

Trẻ em đang ở thời kỳ phát triển, đặc biệt dưới 5 tuổi, các công năng của cơ thể chưa hoàn thiện, không ổn định, nếu để trẻ em ngâm chân nước nóng sẽ đem lại một số ảnh hưởng không tốt cho thần kinh và huyết quản, đặc biệt là với trẻ có chân cong, ảnh hưởng tới sự phát triển của đôi chân, làm cho chân khó thẳng. Vì thế cho nên trẻ em không nên ngâm chân mà chỉ cần dùng nước nóng rửa chân nhanh cho trẻ là được.

  • Một số bệnh cấp tính không nên ngâm chân

Nói chung, một số bệnh cấp tính: bệnh nhiễm độc máu, sưng, nóng, đau, viêm đường khí quản, viêm phổi,... trong những giai đoạn phát bệnh, ngâm chân không có hiệu quả mà còn có hại, nên mọi người hãy kiêng tránh.

  • Chứng bệnh xuất huyết không nên ngâm chân.

Người có chứng bệnh xuất huyết không nên ngâm chân, vì khi ngâm, mạch máu nở ra, càng dễ xuất huyết, thậm chí dẫn đến bệnh rụng tóc. Nóng nở ra, lạnh co lại là phương thức cơ bản, nên với những chứng xuất huyết, trước tiên nên dùng nước lạnh rửa chân để co mao mạch lại, ngăn chặn xuất huyết chứ không nên dùng nước nóng rửa, ngâm chân. Trường hợp bị thương, nên để sau 24 giờ cho ngưng máu, lúc đó mới nên nghĩ tới ngâm hay không, bằng không, việc ngâm chân có thể dẫn tới hậu quả khó lường.

8. Những người không nên ngâm chân

  1. Người bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch: Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.
  2. Người bị bệnh tiểu đường: Những người bị tiểu đường nặng ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều.
  3. Người bị suy giãn tĩnh mạchNhững người bị suy giãn tĩnh mạch nặng cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.
  4. Người có sức khỏe yếu: Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân 15 phút là tối đa, không nên ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp.
  5. Phụ nữ mang thaiPhụ nữ mang thai dưới 5 tháng không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được. Thời gian ngâm chân 15 – 20 phút  để cân bằng lại cơ thể, chống chuột rút, thải độc, thư giãn, giảm chứng buồn nôn, ngủ ngon. Nếu bị phù chân trong giai đoạn cuối thai kì chỉ nên ngâm nhiệt độ 38 oC và ngâm 7 phút rồi mát xa chân, gác chân cao để chân nghỉ ngơi.

9. Ngâm ngập cổ chân là nguyên tắc phải tuân thủ

Khi ngâm chân một điều hết sức chú ý là phải ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đó là vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bang quang) 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can).

Đồng thời bàn chân là nơi có rất nhiều các huyệt nguyên, huyệt tỉnh của các đường kinh thường nằm xung quanh cổ chân và ngón tay. Huyệt tỉnh là nơi khởi nguồn của dương khí, huyệt nguyên là nơi hội tụ dương khí.

Vì vậy phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt nguyên, huyệt tỉnh, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị… làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông. Từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

Bởi vì mỗi đường kinh thúc đẩy chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chức năng của một tạ phủ nhất định: can chủ cân (nuôi dưỡng gân cơ); thận chủ cốt (nuôi dưỡng về xương tủy), tỳ chủ về cơ nhục. Vì vậy, khi khí huyết đầy đủ, lưu thông tốt sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động tốt nên nó không chỉ có tác dụng nâng cao tăng cường sức khỏe mà còn phòng chữa bệnh rất hiệu quả.

10. Người giãn tỉnh mạch có ngâm chân được không?

- Người giãn tỉnh mạch nhẹ có thể ngâm chân được với công thức 1 sôi thảo mộc + 3 lạnh là đủ ấm cho người giãn tỉnh mạch nhẹ. Nhưng người bị giãn tỉnh mạch nặng thì không nên ngâm chân.

11. Người bị tim mạch nặng có ngâm chân được không?

- Người bị tim mạch nặng sẽ không ngâm chân được, vì khi ngâm máu lưu thông nhanh, tim sẽ đập nhanh hơn bình thường gây hồi hộp không tốt cho tâm lý.

12. Ngâm chân có ngăn ngừa được tai biến (đột quỵ) không?

Có – vì các mạch máu như ống nước, lâu ngày mỡ trong máu dày lên khi máu lưu thông sẽ bị tắc, chỉ cần có cú shok mạnh, hoặc vấp té, chỗ bị tắc căng phòng lên sẽ bị vỡ, dẫn dến tai biến và đột quỵ. Khi Ngâm chân máu lưu thông, máu nóng sẽ làm tan và thông các động mạch có máu đông tụ. Người bị tai biến sẽ phục hồi nhanh nếu kết hợp với ngâm chân và vật lý trị liệu. Ngâm chân đều sẽ ngăn ngừa chứng đột quỵ, tai biến.

Nguồn: Sách Ngâm chân chữa bệnh tại nhà - Khang Quốc Hoa