QUAN TÂM SỨC KHỎE CỦA GIA ĐÌNH BẠN - NHẬN NGAY ƯU ĐÃI HẤP DẪN
Giải Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Da Cơ Địa từ Thảo Mộc

Giải Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Da Cơ Địa từ Thảo Mộc

AN Herbal
Th 7 14/09/2024 12 phút đọc
Nội dung bài viết

1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM DA CƠ ĐỊA

  • Với sự phát triển của y sinh học, nhất là sinh học phân tử, đã tìm ra được một số gien gây ra bệnh viêm da cơ địa. Các nghiên cứu y tế chỉ ra rằng: Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn, bị viêm mũi dị ứng thì thế hệ sau sẽ có di truyền các bệnh dị ứng (gồm bộ 3 các bệnh cơ địa như sau: Bệnh viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng). Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện do ảnh hưởng bởi những nguyên nhân gây viêm da cơ địa sau:

  • Bệnh xuất hiện ở những người hay bị dị ứng;

  • Một số tác nhân liên quan đến bệnh viêm da cơ địa như: Xà phòng, chất tẩy rửa, dị ứng thời tiết…

  • Dị ứng thực phẩm được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm ở trẻ nhỏ và nổi mẩn ngứa (mề đay) ở người lớn.

  • Nhiễm trùng cấp tính gây suy giảm miễn dịch cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa

  • Rối loạn nội tiết

  • Căng thẳng thần kinh.

2. CÁC BIẾN CHỨNG VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ THỂ MẮC PHẢI

  • Bệnh viêm da cơ địa (bệnh chàm) nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Hơn 50% trẻ bị viêm da cơ địa dễ mắc thêm bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô.

  • Viêm da thần kinh mạn tính: Viêm da cơ địa có thể bị biến chứng thành viêm da thần kinh mạn tính, với biểu hiện da có vảy và ngứa mạn tính. Người bệnh càng gãi thì càng ngứa, điều này khiến vùng da có thể bị tổn thương, đổi màu, dày lên.

  • Nhiễm trùng da: Da có thể bị tổn thương do gãi nhiều gây ra các vết loét, vết nứt, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn và vi rút.

  • Viêm da chân, tay: Viêm da cơ địa có thể gây ra biến chứng viêm da tay gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt với người làm trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa.

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng: Do tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp, hóa mỹ phẩm, ô nhiễm môi trường,…

  • Rối loạn giấc ngủ: Việc bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ như ngủ không ngon, thức dậy lúc nửa đêm,…

  • Ăn các thực phẩm không phù hợp với cơ địa như: Nội tạng động vật, hải sản, dị ứng với các mùi thơm

3. CHẨN ĐOÁN VIÊM DA CƠ ĐỊA

  • Bệnh viêm da cơ địa thường được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và hỏi bệnh sử của cá nhân và gia đình, một số xét nghiệm cần thực hiện để xác định độ nặng và biến chứng của bệnh. Bác sĩ sẽ xem tình trạng da, các triệu chứng ở người bệnh và tiền sử bệnh của người thân trong gia đình để chất đoán bệnh. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng như: Da khô, viêm kết mạc mắt tái phát nhiều lần, viêm môi, da mặt bị đỏ hoặc tái, có chàm ở lòng hoặc mu bàn tay, vảy trắng,…

  • Bản thân hoặc gia đình có tiền sử bị viêm da cơ địa, dị ứng, hen, viêm mũi dị ứng, viêm da mãn tính,…

4. CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính, bệnh không thể chữa dứt điểm (stop) hoàn toàn nhưng vẫn có thể kiểm soát (control) được bệnh. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm đưa da về tình trạng bình thường càng lâu càng tốt, phòng ngừa và điều trị các cơn bùng phát/các biến chứng. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, Bệnh viêm da cơ địa được điều trị với các chiến lược như sau:

a. Giai đoạn chữa bệnh:

  • Dùng kem chống ngứa: Đây là biện pháp giúp người bệnh giảm cảm giác ngứa, tránh gãi nhiều gây tổn thương da. Bệnh nhân được chỉ định dùng kem bôi để chống ngứa, trong trường hợp vẫn cảm thấy ngứa nhiều người bệnh cần uống thêm thuốc kháng histamine chống dị ứng

  • Bảo vệ da bằng kem dưỡng ẩm: Khi bị viêm da cơ địa, da thường bị khô, sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da từ 2 – 3 lần mỗi ngày, tránh nứt nẻ gây nhiễm trùng.

  • Bôi kem kháng viêm: Nếu da viêm, sưng đỏ, ngứa hãy dùng kem kháng viêm để bôi. Khi da đã bớt sưng đỏ, ngứa nên hạn chế sử dụng kem kháng viêm, tăng cường liệu pháp chăm sóc làm ẩm bằng kem dưỡng ẩm. Nếu lạm dụng quá nhiều thuốc kháng viêm khiến màu da thay đổi, da mỏng, mọc lông, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nên sử dụng kem kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

  • Điều trị kháng sinh nếu da bị nhiễm trùng: Chỉ bổ sung thêm kháng sinh trong thời gian ngắn. Nếu vết thương bị hở hay chảy dịch cần đắp gạc và vệ sinh thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.

  • Có thể chườm lạnh để giảm viêm và giảm ngứa ở da.

  • Tránh áp lực và căng thẳng khi làm việc, cần nghỉ và ngủ điều độ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.

  • Tắm, gội, ngâm chân thảo mộc

LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BỆNH: Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát dưới đây:

  • Tránh ăn thức ăn dễ gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn, nệm, thảm, rèm cửa, tránh khói thuốc lá và môi trường nhiều bụi, ô nhiễm.

  • Không tắm quá 20 phút một lần, ưu tiên tắm bằng nước ấm hơn là nước nóng.

  • Nên dùng cố định 1 loại xà phòng, nước hoa, dầu gội, chất tẩy rửa sinh học hoặc thảo dược. Nếu muốn thử chất tẩy rửa, tắm gội mới nên thử trên vùng da mỏng để xem có gây kích ứng không.

  • Hạn chế tối đa gãi ngứa, cắt móng tay tránh việc gãi mạnh gây tổn thương da, với trẻ em cần đeo tất tay vào buổi tối.

  • Nên mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng. Uống đủ nước mỗi ngày.

  • Giặt áo quần, vớ với nước giặt sinh học, sấy và là ủi kỹ trước khi sử dụng. Không giặt chung đồ với người khác

b. Giai đoạn phòng bệnh

  • Tiếp tục bảo vệ da bằng kem dưỡng ẩm

  • Sử dụng các hóa mỹ phẩm tự nhiên dành cho da nhạy cảm

  • Tiếp tục chế độ ăn uống, chế độ vận động lành mạnh.

 

5. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA VỚI NGÂM CHÂN THẢO MỘC THÁI AN

Liệu pháp ngâm chân bằng thảo mộc đã được chứng minh có hiệu quả trong việc làm dịu và giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa. Sản phẩm Thảo Mộc Ngâm Chân Thái An là một giải pháp thiên nhiên giúp làm mềm da, giảm viêm và ngứa, thúc đẩy quá trình tái tạo da.

🌿 Thảo mộc ngâm chân THÁI AN là sản phẩm thiên nhiên được bào chế dành riêng cho những người bị viêm da cơ địa, giúp làm dịu làn da kích ứng, giảm viêm và cải thiện sức khỏe làn da. Với công thức từ thảo mộc tự nhiên, sản phẩm này mang đến sự chăm sóc nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, an toàn cho da nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm.

Thành phần: hoàng đằng, dã quỳ, hoa cúc, lá lốt, chanh, bưởi, sả, gừng, quế, tía tô, hoa hồng, ...và nhiều thành phần thảo mộc quý khác.

Đối tượng sử dụng: Viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da dị ứng, mề đay, nấm móng tay chân, nước ăn tay chân.

Công dụng nổi bật của Thảo mộc ngâm chân THÁI AN:

  • Làm dịu da kích ứng: Thành phần thảo mộc giúp giảm ngứa, làm dịu các vùng da bị kích ứng và giảm viêm sưng do viêm da cơ địa.
  • Giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm khuẩn: Các loại thảo mộc như tràm gió, hoàng đằng và bạc hà có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp bảo vệ da khỏi tình trạng nhiễm khuẩn và viêm nhiễm kéo dài.
  • Dưỡng ẩm và phục hồi da: Giúp dưỡng ẩm sâu, giảm tình trạng khô ráp, bong tróc do viêm da cơ địa, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi tự nhiên của làn da.
  • Thư giãn và làm dịu căng thẳng: Ngâm chân với thảo mộc giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái hơn.

LIỆU TRÌNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM NGÂM CHÂN THÁI AN.

Tùy theo mức độ thời gian của bệnh sẽ có liệu trình ngâm như sau

  • Bệnh từ 3-7 tháng: Liệu trình 6 túi (2 tháng). Mỗi ngày ngâm 2 lần, mỗi lần ngâm cách nhau 10 -12 tiếng.
  • Bệnh từ 1-3 năm: Liệu trình 12 túi (4 tháng). Mỗi ngày ngâm 2 lần, mỗi lần ngâm cách nhau 10 -12 tiếng. Sau 2 tháng nghỉ 7 ngày rồi tiếp tục liệu trình trong 2 tháng.
  • Nếu bị trên diện tích rộng thì kết hợp tắm, gội (tư vấn thêm).

Chú ý đặc biệt:

Trong thời gian ngâm chân da rất dễ chịu, giảm ngứa, các mạt sẽ khô dần và thu hẹp diện tích. Các vết nứt, chai sẽ mềm, dùng chà gót chân đẩy nhẹ để loại bỏ da chết. 

Trong 60 ngày sẽ có tình trạng các mụn ngứa sẽ tái phát 2-4 lần tùy theo cơ địa. Nhưng đừng lo lắng, cứ kiên trì thực hiện theo hướng dẫn cho đến hết liệu trình sẽ có kết quả tốt hơn cả mong đợi.

Trong quá trình ngâm chân sẽ có cơ chế thải độc, thư giãn thần kinh, giúp ngủ ngon, sâu giấc, phục hồi sức khỏe, năng lượng hơn.

Theo dõi nước mới pha và sau 30 phút ngâm chân sẽ thấy sự khác biệt (Chụp trước và sau để so sánh).

Giữ thói quen tiếp tục để phòng bệnh đột quỵ và chữa các bệnh qua việc ngâm chân rất hiệu quả.

Những khách hàng đã dùng các phương pháp khác mà tái phát nhiều lần cần kiên trì và liệu trình có thể dài hơn nhưng không quá 2-3 liệu trình.

Cam kết: Khách hàng tuân thủ ngâm đúng hướng dẫn, đủ liệu trình mà không hiệu quả sẽ hoàn tiền 100%.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

  • Bước 1: cho 2,5 lít nước lạnh vào chậu (tre, gỗ, nhựa);

  • Bước 2: Cho 1 lít nước sôi 100oC vào ca, sau đó thả 1 túi lọc thảo mộc vào ngâm trong 3 phút cho các tinh chất thảo mộc tan ra;

  • Bước 3: Đổ nước thảo mộc vào chậu rồi đưa chân vào ngâm. Nhiệt độ lý tưởng để ngâm chân là 40 oC - 45 oC

  • Bước 4: Cứ sau 5 phút nhấc chân ra châm thêm 100ml nước sôi vào rồi đưa chân vào ngâm.  Lặp lại 4 lần. Việc này nhằm giữ ấm nước ngâm chân luôn luôn để đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp và sản phẩm.

  • Thời gian ngâm tối đa: 30 phút. Sau khi ngâm, lau khô chân, sau đó có thể thoa thêm dầu, mang tất hoặc mang dép đi trong nhà để chân luôn ấm.

  • Chú ý: Tuyệt đối không ngâm chân lại với nước ngâm chân cũ, không ngâm chung với người thân trong cùng một lần ngâm. Vì mỗi lần ngâm, cơ thể sẽ thải độc qua gan bàn chân.

=>>>>> NHỮNG LƯU Ý KHI NGÂM CHÂN

Khi ngâm chân một điều hết sức chú ý là phải ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đó là vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bang quang) 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can).

Đồng thời bàn chân là nơi có rất nhiều các huyệt nguyên, huyệt tỉnh của các đường kinh thường nằm xung quanh cổ chân và ngón tay. Huyệt tỉnh là nơi khởi nguồn của dương khí, huyệt nguyên là nơi hội tụ dương khí.

Vì vậy phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt nguyên, huyệt tỉnh, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị… làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông. Từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

Bởi vì mỗi đường kinh thúc đẩy chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chức năng của một tạ phủ nhất định: can chủ cân (nuôi dưỡng gân cơ); thận chủ cốt (nuôi dưỡng về xương tủy), tỳ chủ về cơ nhục. Vì vậy, khi khí huyết đầy đủ, lưu thông tốt sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động tốt nên nó không chỉ có tác dụng nâng cao tăng cường sức khỏe mà còn phòng chữa bệnh rất hiệu quả.

 

 

Bí Quyết Ngủ Ngon Và Giữ Ấm Chân Cho Người Hay Bị Lạnh Chân

Bí Quyết Ngủ Ngon Và Giữ Ấm Chân Cho Người Hay Bị Lạnh Chân

Th 7 14/09/2024 5 phút đọc

Vấn đề lạnh chân là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt vào mùa đông hoặc với những người có hệ tuần hoàn máu kém.... Đọc tiếp

Cách Chăm Sóc Chân Dành Cho Người Chơi Thể Thao

Cách Chăm Sóc Chân Dành Cho Người Chơi Thể Thao

Th 7 14/09/2024 8 phút đọc

Người chơi thể thao thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về chân như đau nhức, sưng tấy, căng cơ và mệt mỏi. Điều... Đọc tiếp

Giải Pháp Hiệu Quả Cho Người Đau Gout

Giải Pháp Hiệu Quả Cho Người Đau Gout

Th 7 14/09/2024 10 phút đọc

1. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh GoutBệnh gout là một dạng viêm khớp do sự tích tụ quá mức của acid uric trong máu. Khi hàm... Đọc tiếp

Hướng dẫn cách chăm sóc bàn chân dễ dàng tại nhà

Hướng dẫn cách chăm sóc bàn chân dễ dàng tại nhà

Th 7 14/09/2024 9 phút đọc

Làm sao để chăm sóc bàn chân trong mùa đông lạnh giá? Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách đơn giản, dễ dàng để bảo vệ... Đọc tiếp

Nội dung bài viết